THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM 2020
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan công bố ngày 13/1/2020, trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 33,87 triệu tấn xi măng và clinker, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 16,58 triệu tấn, chiếm 48,9% trong tổng lượng và chiếm 45,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 629,89 triệu USD.
“Chúng ta đang có 1/3 lượng xi măng để xuất khẩu và nếu chúng ta đẩy mạnh được đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước, nhu cầu tiêu thụ xi măng nội địa tăng lên thì chúng ta chuyển xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước”, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cho biết.
Bộ Xây dựng ước tính nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2020 đạt khoảng 101 – 103 triệu tấn, tăng 4 – 5% so với năm 2019, trong đó tiêu thụ xi măng nội địa khoảng 69 – 70 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 32 – 34 triệu tấn. Năm 2020 dự kiến có 2 dây chuyển sản xuất xi măng đi vào vận hành, đưa tổng số dây chuyền sản xuất xi măng của cả nước lên con số 86, với tổng công suất toàn ngành đạt 105,84 triệu tấn.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tiêu thụ xi măng nội địa và xuất khẩu giảm mạnh, tổng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tính đến thời điểm hiện tại chỉ bằng 51% so với cuối năm 2019.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu giảm mạnh.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng về việc đề nghị Thủ tướng giao các Bộ, ngành giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng Việt Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xi măng đã ý thức được trách nhiệm của mình, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tìm mọi biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh trong cơ quan, doanh nghiệp của mình, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của cán bộ, công nhân, duy trì sản xuất, kinh doanh…
Tại các nhà máy xi măng của TĐ XM The Vissai áp dụng triệt để quy trình sát khuẩn bằng dung dịch cồn.
Tuy nhiên, do diễn biến của dịch COVID-19 khá phức tạp, thời gian kéo dài khiến việc tiêu thụ xi măng ở thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc giảm mạnh. Tổn thất do dịch bệnh gây ra đối với ngành xi măng rất nặng nề.
Cụ thể, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay tiêu thụ xi măng nội địa giảm sút, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ 2019, và bằng 48% so với cuối năm 2019; xuất khẩu xi măng, clinker giảm mạnh, chỉ còn trên dưới 70% so với cùng kỳ 2019 và bằng 56% so với cuối năm 2019; tổng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu chỉ bằng 51% so với cuối năm 2019.
Trước những khó khăn trên, VNCA đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, trình Thủ tướng. Theo đó, VNCA kiến nghị cho phép hoãn, giãn, lùi thời gian nộp các loại thuế, phí như VAT, thuế xuất khẩu clinker, phí cấp quyền khoáng sản hàng năm. Cho doanh nghiệp ngành xi măng hoãn, giãn, lùi thời gian trả nợ vốn vay ngân hàng để đầu tư, lãi vay ngân hàng; thời gian trả tiền điện sản xuất, thời gian trả chậm không bị nộp phạt. Thời gian hoãn, giãn này phụ thuộc vào thời gian kéo dài của dịch bệnh và sự ảnh hưởng của dịch đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.
Đây sẽ là cơ sở quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bởi ngoài dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong ngành còn phải tiếp tục đối mặt với một số khó khăn sẵn có như giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Phòng Hỗ trợ KD tổng hợp
(nguồn baodautu.vn/baoxaydung.com.vn/bds.tinnhanhchungkhoan.vn)