Sáng nay (25/8), tại xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã diễn ra nghi lễ đốt lò tại Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 và chính thức đưa Nhà máy vào sản xuất, cung ứng xi măng ra thị trường.
Với sự kiện đốt lò tại Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 vào ngày hôm nay, lô sản phẩm đầu tiên của Nhà máy sẽ chính thức ra thị trường vào ngày 2/9 tới đây.
Như vậy, Xi măng Sông Lam 2 đã hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị chỉ sau gần 6 tháng Tập đoàn Vissai chính thức mua lại từ chủ cũ, là Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9.
Nhà máy xi măng Sông Lam 2 hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ cung ứng ra thị trường miền Trung 600.000 tấn xi măng/năm. Sản phẩm của nhà máy là xi măng PCB30.
Nhà máy xi măng Sông Lam 2 tiền thân là Nhà máy xi măng Dầu khí 12/9.
Cuối năm 2009, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 đã tiến hành đầu tư nâng cấp Dự án Nhà máy Xi măng Dầu khí 12/9, thay đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay, nâng công suất từ 90.000 tấn xi măng lên 550.000 tấn xi măng/năm. Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) là đơn vị tổng thầu Dự án.
Tuy nhiên, Dự án chỉ đầu tư được một thời gian thì không còn đủ năng lực tài chính và phải dừng thi công vào giữa năm 2013.
Được biết, suốt một thời gian dài, Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 đã gặp gỡ nhiều nhà đầu tư, thương thảo cùng hoàn thiện hạng mục dở dang, để sớm đưa Nhà máy vào sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết ghánh nặng nợ nần từ vốn vay đầu tư, nhưng đều thất bại.
Tới đầu tháng 3/2015, tức sau gần 2 năm phải tạm dừng thi công do chủ đầu tư cạn vốn, Dự án Xi măng Dầu khí 12/9 đã được Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại và bỏ vốn hoàn thiện.
Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Xi măng The Vissai từng chia sẻ rằng, mua lại Xi măng Dầu khí 12/9 cũng trùng với thời điểm Tập đoàn triển khai Dự án đầu tư Nhà máy Xi măng Sông Lam (Đô Lương, Nghệ An), nên có thể nói đó là một quyết định không hề dễ dàng, do nguồn lực tài chính đang được dồn cho Dự án này.
Tuy nhiên, trước tình cảnh Dự án xi măng Dầu khí 12/9 đầu tư dở dang, hao phí tiền của, hàng trăm lao động không có việc làm…Tập đoàn đã có quyết định bỏ vốn hoàn thiện Dự án.
“Nhờ sự tin cậy, hỗ trợ về vốn từ các Tổ chức tín dụng, sự ủng hộ từ chính quyền địa phương, sau 6 tháng, Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 đã chính thức được vận hành sản xuất, đó là sự cố gắng lớn của toàn thể Ban lãnh đạo và người lao động Tập đoàn Vissai”, ông Trường nói.
Tính đến cuối năm 2014, Tập đoàn Xi măng The Vissai có năng lực sản xuất 8 triệu tấn/năm. Với việc mua lại Xi măng Sông Lam 2 và hiện đang đầu tư Nhà máy xi măng Sông Lam, công suất 7,2 triệu tấn, năng lực sản xuất của Vissai đã được tăng lên nhanh chóng.
Theo kế hoạch, cuối năm 2016, giai đoạn 1 của Xi măng Sông Lam với công suất 4 triệu tấn/năm sẽ được đưa vào vận hành.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên từ 29-30/7/2015 của Thủ tướng Anh David Cameron, vào trưa ngày 30/7/2015, tại TP.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Anh David Cameron đã có cuộc gặp với một số doanh nghiệp tên tuổi của Việt Nam, như: Tập đoàn FPT, Bitexco, Tập đoàn The Vissai, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Jetstar Pacific …
Tại buổi gặp, các doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến các vấn đề về thủ tục đầu tư vào Anh, các ngành, lĩnh vực mà Anh quốc thu hút đầu tư, đặc biệt. Một đại diện doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ kế hoạch muốn mua lại một khách sạn tại Anh và quan tâm về những thủ tục, ưu đãi đối với lĩnh vực này. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận định, thủ tục visa vào Anh còn gây khó khăn cho các công dân Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có ý định tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Anh.
Hai thủ tướng chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Rolls Royce về bảo dưỡng động cơ máy bay theo giờ bay cho 14 máy bay mới A350 XWB, trị giá 340 triệu bảng Anh
Được biết, những doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ Thủ tướng Anh David Cameron trong chuyến thăm tới Việt Nam lần này đều là những doanh nghiệp lớn, có hoạt động đầu tư, kinh doanh hiệu quả.
Đơn cử, như Bitexco là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực: Sản xuất nước khoáng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, thủy điện, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, đầu tư tài chính, đầu tư khai thác khoáng sản, dầu khí,…
Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất tại Việt Nam với doanh thu 36.000 tỷ đồng (năm 2014) hay Vissai là Tập đoàn kinh tế tư nhân với thế mạnh là sản xuất, kinh doanh xi măng, sản lượng hơn 10 triệu tấn…
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Online sau cuộc gặp, ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn The Vissai cho biết, nhằm thúc đẩy xuất khẩu xi măng sang Anh, Tập đoàn đang xúc tiến để khai trương Văn phòng Thương mại của Tập đoàn tại London (Anh). Ông Trường mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng Việt Nam và Anh Quốc để sớm hiện thực hóa kế hoạch này.
Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Anh David Cameron đã chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Rolls Royce về bảo dưỡng động cơ máy bay theo giờ bay cho 14 máy bay mới A350 XWB, trị giá 340 triệu bảng Anh.
Ông Cameron bày tỏ vui mừng khi trở lại Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng Anh. Cách đây 20 năm ông từng đến thăm Việt Nam với tư cách khách du lịch.
Thủ tướng Cameron công bố cung cấp khoản tín dụng ưu đãi cho Việt Nam trị giá 500 triệu bảng Anh để đầu tư cơ sở hạ tầng. Thỏa thuận này cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Anh tăng cường hoạt động ở Việt Nam.
Anh là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong EU. Thương mại hai chiều năm ngoái đạt gần 4,5 tỷ USD, vốn đầu tư trực tiếp của Anh tại Việt Nam đạt hơn 3 tỷ USD, xếp thứ 16 trên 101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Hiện có khoảng 11.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Anh, nhiều tổ chức và cơ sở đào tạo của Anh thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học Việt Nam. Hiện có hơn 40.000 người Việt sinh sống tại Anh.
Sáng 15/6, đoàn công tác do UBND tỉnh tổ chức đi khảo khát thực địa tiến độ xây dựng Dự án trạm nghiền xi măng và Cảng biển quốc tế tại xã Nghi Thiết (Nghi Lộc); tuyến đường chính phục vụ vận chuyển xi măng và dân sinh (đường D4, N5 và đường nối Quốc lộ 7A với đường N5); Nhà máy xi măng Sông Lam. Đồng chí Nguyễn Xuân Đường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, cùng đi có đồng chí Huỳnh Thanh Điền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện Nghi Lộc, Yên Thành, Thanh Chương và Đô Lương; lãnh đạo Công ty CP xi măng Sông Lam.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Xuân Đường và đoàn công tác nghe lãnh đạo Công ty CP xi măng Sông Lam trình bày quy mô của dự án trên bản đồ quy hoạch chi tiết. |
![]() |
Thăm công trường các đơn vị thi công đang gấp rút thực hiện công trình. |
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Phát VISSAI và Công ty CP xi măng Sông Lam, đồng chí Nguyễn Xuân Đường và đoàn công tác đã tìm hiểu, nghe các nhà đầu tư, các doanh nghiệp báo cáo về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án. Đến thời điểm này công ty đã thực hiện được 20% số lượng công trình. Hiện, công ty đang thực hiện xây dựng song song 2 dây chuyền sản xuất với công suất 6.000 tấn clinke/ngày, tương đương với 12.000 tấn xi măng/ngày. Đơn vị đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2016 sẽ cho ra lò mẻ hàng đầu tiên. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp còn gặp một số vướng mắc trong việc điều chỉnh mở rộng diện tích nhà máy, mỏ nguyên liệu phục vụ sản xuất, hệ thống đường nội tuyến…
![]() |
Đồng chí Nguyễn Xuân Đường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. |
![]() |
Đồng chí Huỳnh Thanh Điền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu trao đổi về các vấn đề các bên cùng phối hợp thực hiện để góp phần tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ dự án. |
![]() |
Lãnh đạo Sở Tài chính cho biết sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất cho Công ty CP xi măng Sông Lam. |
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Đường khẳng định: Thời gian tới các sở, ban, ngành, các huyện có liên quan đến Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam cần tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, các tuyến đường nội vùng nguyên liệu, đường D4, N5, nối N5 với QL 7A, vùng trạm nghiền Clinke ở xã Nghi Thiết. Hoàn thiện các thủ tục mở rộng diện tích nhà máy, mỏ đất sét, đá vôi để phục vụ cho sản xuất. Triển khai hệ thống điện, tiếp tục thi công tuyến đường D4, N5 để đảm bảo đúng thời gian khi nhà máy đi vào hoạt động. Ngoài ra các địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư thực hiện tốt Dự án xi măng Sông Lam hoàn thành tiến độ sản xuất cuối năm 2016.
Trước đó, tại xã Nghi Thiết, sau khi nghe báo cáo của chính quyền địa phương và lãnh đạo Công ty CP xi măng Sông Lam về tiến độ dự án, đồng chí Nguyễn Xuân Đường có ý kiến chỉ đạo: “Đây là dự án lớn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1466/QĐ.UBND-XD ngày 16/4/2015. Vì vậy đề nghị UBND huyện Nghi Lộc, các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư; đồng thời 5 ha trong tổng số hơn 73 ha đã bàn giao rồi cần phải tiến hành khởi công dự án đúng tiến độ vào ngày 20/6 tới.
![]() |
Quang cảnh địa điểm xây dựng Trạm nghiền và Cảng biển quốc tế tại xã Nghi Thiết
(Nghi Lộc). |
![]() |
Đại diện Tập đoàn Hoàng Phát Vissai báo cáo với đoàn công tác về quy mô của dự án trạm nghiền và cảng biển qua bản đồ quy hoạch chi tiết. |
Dịp này, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Xuân Đường dẫn đầu cũng đã kiểm tra hiện trường tuyến đường D4 và N5 thuộc Khu kinh tế Đông Nam và tuyến nối N5 với QL 7A. Đây là các tuyến đường chính có liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm của Công ty xi măng Sông Lam nối liền với Cảng biển quốc tế Nghi Thiết. Hiện nay trên 2 tuyến đường này vẫn còn 1 số điểm vẫn chưa giải phóng được mặt bằng thuộc địa phận xã Nghi Thiết, Nghi Yên, Nghi Thuận và Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc). Nguyên nhân được xác định là do người dân chưa đồng thuận với các phương án đền bù, hỗ trợ.
![]() |
Đoàn công tác do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đi khảo sát một số tuyến đường còn ách tắc trong giải phóng mặt bằng.
(Trong ảnh là điểm ách tắc tại xã Nghi Đồng (Nghi Lộc). |
Cảnh Nam
Tập đoàn Vissai đang thực hiện khóa đào tạo về chuyên môn cho cán bộ công nhân viên tại các Nhà máy trong Tập đoàn.
Khóa đào tạo được tổ chức cho hầu hết các đối tượng nguồn nhân lực đang làm việc tại nhiều bộ phận của Tập đoàn Vissai. Trong đó, điểm nhấn là củng cố kiến thức cho đội ngũ cho cán bộ công nhân viên mảng kinh doanh, đặc biệt là cho đội ngũ cán bộ thị trường cũ và đội ngũ nhân viên mới tuyển dụng.
Nội dung khóa học là đào tạo về kiến thức xi măng, marketing cơ bản, kỹ năng nghiên cứu và phát triển thị trường, hay những kỹ năng mềm như giao tiếp đàm phán, thương lượng, viết thư tín do những giảng viên có uy tín về giảng dạy, gồm: TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Hải Ninh, Đại học Ngoại thương Hà Nội cùng một số giảng viên đến từ Trung tâm đào tạo Vietsourcing…)
Theo phương châm của Tập đoàn The Vissai, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nguồn nhân lực bao gồm cả lao động quản lý và lao động hoạt động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển.
Ban lãnh đạo Tập đoàn kỳ vọng, thông qua mỗi đợt đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần gia tăng hiệu suất lao động tăng, nâng cao sản lượng bán hàng, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
VIS.
Theo thông tin mới nhất về tiến độ xây dựng Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam 2 tại Hội Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (trước đây là Xi măng Dầu khí 12/9). Các hạng mục xây dựng cơ bản và lắp đặt máy móc thiết bị của nhà máy đang được khẩn chương thi công và trong giai đoạn hoàn thiện, có thể vượt tiến độ được giao.
Dự kiến đến ngày 10/7, Dự án xi măng Sông Lam 2 sẽ đưa dây chuyền sản xuất vào chạy không tải và đốt lò nung clinker và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 5/8/2015.
Khi đi vào hoạt động, Dự án xi măng Sông Lam 2 sẽ đạt công suất 600.000 tấn/năm.
Dự án xi măng Sông Lam 2 do Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại từ đầu năm 2015 từ Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Đây là Dự án đầu tư thay đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay, nâng công suất từ 90.000 tấn xi măng lên 600.000 tấn xi măng/năm, nhưng đang trong quá trình đầu tư đã bị dừng thi công vì thiếu vốn và đã được Tập đoàn The Vissai mua lại để hoàn thiện, đưa dự án sớm đi vào hoạt động.
VIS.
Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã đánh dấu mốc hơn 22 năm vào thị trường Việt Nam với hệ thống Nhà máy xi măng công suất 3,4 triệu tấn. Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Daniel Bach, Chủ tịch HDQT Holcim Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Holcim Khu vực Đông Nam Á cho rằng, trong bối cảnh của ngành xi măng hiện tại, Holcim chưa có ý định mở rộng công suất mà tập trung cho đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, Holcim đánh giá cao những đối tác lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Vissai, Vicem…
Holcim chính thức vào Việt Nam từ năm 1994, có 4 nhà máy và trạm trộn bê tông. Trong tương lai gần, Holcim có định đầu tư nâng công suất Nhà máy tại Việt Nam không?
Quan điểm của Tập đoàn tại thời điểm này là tập trung tốt cho việc hoạt động của các Nhà máy hiện có, để ngày càng hiệu quả hơn. Trong bối cảnh của ngành xi măng trong nước hiện giờ, năng lực rất lớn, các DN đã rất chật vật để tiêu thụ sản phẩm, thì mở rộng tại thời điểm này với Holcim là bài toán không khả thi. Tuy nhiên, Holcim sẽ đầu tư mạnh cho chiều sâu, và thể hiện đúng với cam kết khi vào Việt Nam là: Phát triển bền vững làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng 3 trụ cột: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.
Gần đây nhất, Holcim Việt Nam đã đầu tư những dự án mới nào, thể hiện cam kết phát triển xanh, thưa ông?
Chúng tôi đã khánh thành Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải, công suất 6,3 MW tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Với tổng vốn 18 triệu USD, Trạm có khả năng đáp ứng 25% nhu cầu điện năng cho toàn bộ Nhà máy Hòn Chông, tương đương với nhu cầu điện cho 1.830 hộ gia đình trong 1 năm. Cuối năm 2014, Holcim Việt Nam đã hoàn thành hệ thống công nghệ sản xuất Xanh mới liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để tạo nhiệt thay thế nhiên liệu đốt truyến thống với khoản vốn 10 triệu USD. Công nghệ này cho phép Holcim sử dụng các vật liệu thải (nguy hại và không nguy hại) từ nhiều ngành công nghiệp, nông nghiêp khác nhau như là một loại nhiên liệu để thay thế cho một phần nhiên liệu không thể tái tạo trong quá trình sản xuất xi măng, mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hơn 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm của nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về ngành xi măng Việt Nam tại thời điểm này?
Sau một thời gian dài giảm tiêu thụ, tôi nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước đang trên đà hồi phục và sẽ tăng trưởng trở lại cùng với sự hồi phục của kinh tế.
Tuy nhiên, là người trong ngành, tôi cũng thấy rằng, việc phát triển mạnh về công suất ngành xi măng thời gian qua khiến cho cạnh tranh giữa các DN rất khốc liệt. Dù các DN đã tìm đường xuất khẩu, nhưng rõ ràng là ngành xi măng Việt Nam đã phát triển quá nhanh, trong một thời gian ngắn so với nhu cầu. Nếu không, thị trường đã không chứng kiến không ít DN cạnh tranh tại nội địa bằng cách hạ giá xuống thấp. Các nước đang phát triển luôn chứng kiến các giai đoạn mang tính chu kỳ. Giai đoạn đầu tư ồ ạt theo sự phát triển của kinh tế, thì khi suy giảm kinh tế thì nhu cầu sẽ giảm và ngược lại, khi kinh tế hồi phục thì ngành xi măng cũng có cơ hội.
Không chỉ vào Việt Nam lập Nhà máy sản xuất, kinh doanh xi măng, Tập đoàn Holcim còn là đối tác nhập khẩu lớn của nhiều DN xi măng trong nước?
Đúng vậy. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn Holcim có quan hệ chủ yếu với 2 đối tác lớn tại Việt Nam, trước hết là Vicem, bởi đây là cổ đông nắm giữ 35% cổ phần của Holcim Việt Nam. Thứ 2 là Tập đoàn Xi măng The Vissai, đối tác cung cấp clinker rất lớn nhất về sản lượng để Holcim cung cấp cho các công ty con Philipiness. Cả 2 đối tác này đều có năng lực cung ứng hàng với số lượng lớn, chất lượng ổn định, và đương nhiên là giá cả cạnh tranh… Tất cả những yếu tố này làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi.
Năm 2014, Tập đoàn Holcim đã có 1 quyết định lớn là sáp nhập với Tập doàn Lafarge (Pháp) để thành lập công ty ximăng lớn nhất thế giới. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về thương vụ này?
Việc sáp nhập này tạo ra một Công ty Vật liệu xây dựng lớn nhất trên thế giới, hoạt động tại 90 quốc gia và sẽ có sự cân bằng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với mức tăng trưởng mạnh. Về xi măng, tổng công suất của Tập đoàn Holcim khi chưa sáp nhập là 200 triệu tấn, sẽ nâng lên thành 250 triệu tấn. Đặc biệt, giá trị tài sản sau sáp nhập sẽ tên tới 40 tỷ euro và trước mắt sẽ mang tên Lafarge Holcim.
Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã đánh dấu mốc hơn 22 năm vào thị trường Việt Nam với hệ thống Nhà máy xi măng công suất 3,4 triệu tấn. Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Daniel Bach, Chủ tịch HDQT Holcim Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Holcim Khu vực Đông Nam Á cho rằng, trong bối cảnh của ngành xi măng hiện tại, Holcim chưa có ý định mở rộng công suất mà tập trung cho đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, Holcim đánh giá cao những đối tác lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Vissai, Vicem… Hải Yến thực hiện.
Holcim chính thức vào Việt Nam từ năm 1994, có 4 nhà máy và trạm trộn bê tông. Trong tương lai gần, Holcim có định đầu tư nâng công suất Nhà máy tại Việt Nam không?
Quan điểm của Tập đoàn tại thời điểm này là tập trung tốt cho việc hoạt động của các Nhà máy hiện có, để ngày càng hiệu quả hơn. Trong bối cảnh của ngành xi măng trong nước hiện giờ, năng lực rất lớn, các DN đã rất chật vật để tiêu thụ sản phẩm, thì mở rộng tại thời điểm này với Holcim là bài toán không khả thi. Tuy nhiên, Holcim sẽ đầu tư mạnh cho chiều sâu, và thể hiện đúng với cam kết khi vào Việt Nam là: Phát triển bền vững làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng 3 trụ cột: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.
Gần đây nhất, Holcim Việt Nam đã đầu tư những dự án mới nào, thể hiện cam kết phát triển xanh, thưa ông?
Chúng tôi đã khánh thành Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải, công suất 6,3 MW tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Với tổng vốn 18 triệu USD, Trạm có khả năng đáp ứng 25% nhu cầu điện năng cho toàn bộ Nhà máy Hòn Chông, tương đương với nhu cầu điện cho 1.830 hộ gia đình trong 1 năm. Cuối năm 2014, Holcim Việt Nam đã hoàn thành hệ thống công nghệ sản xuất Xanh mới liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để tạo nhiệt thay thế nhiên liệu đốt truyến thống với khoản vốn 10 triệu USD. Công nghệ này cho phép Holcim sử dụng các vật liệu thải (nguy hại và không nguy hại) từ nhiều ngành công nghiệp, nông nghiêp khác nhau như là một loại nhiên liệu để thay thế cho một phần nhiên liệu không thể tái tạo trong quá trình sản xuất xi măng, mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hơn 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm của nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về ngành xi măng Việt Nam tại thời điểm này?
Sau một thời gian dài giảm tiêu thụ, tôi nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước đang trên đà hồi phục và sẽ tăng trưởng trở lại cùng với sự hồi phục của kinh tế.
Tuy nhiên, là người trong ngành, tôi cũng thấy rằng, việc phát triển mạnh về công suất ngành xi măng thời gian qua khiến cho cạnh tranh giữa các DN rất khốc liệt. Dù các DN đã tìm đường xuất khẩu, nhưng rõ ràng là ngành xi măng Việt Nam đã phát triển quá nhanh, trong một thời gian ngắn so với nhu cầu. Nếu không, thị trường đã không chứng kiến không ít DN cạnh tranh tại nội địa bằng cách hạ giá xuống thấp. Các nước đang phát triển luôn chứng kiến các giai đoạn mang tính chu kỳ. Giai đoạn đầu tư ồ ạt theo sự phát triển của kinh tế, thì khi suy giảm kinh tế thì nhu cầu sẽ giảm và ngược lại, khi kinh tế hồi phục thì ngành xi măng cũng có cơ hội.
Không chỉ vào Việt Nam lập Nhà máy sản xuất, kinh doanh xi măng, Tập đoàn Holcim còn là đối tác nhập khẩu lớn của nhiều DN xi măng trong nước?
Đúng vậy. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn Holcim có quan hệ chủ yếu với 2 đối tác lớn tại Việt Nam, trước hết là Vicem, bởi đây là cổ đông nắm giữ 35% cổ phần của Holcim Việt Nam. Thứ 2 là Tập đoàn Xi măng The Vissai, đối tác cung cấp clinker rất lớn nhất về sản lượng để Holcim cung cấp cho các công ty con Philipiness. Cả 2 đối tác này đều có năng lực cung ứng hàng với số lượng lớn, chất lượng ổn định, và đương nhiên là giá cả cạnh tranh… Tất cả những yếu tố này làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi.
Năm 2014, Tập đoàn Holcim đã có 1 quyết định lớn là sáp nhập với Tập doàn Lafarge (Pháp) để thành lập công ty ximăng lớn nhất thế giới. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về thương vụ này?
Việc sáp nhập này tạo ra một Công ty Vật liệu xây dựng lớn nhất trên thế giới, hoạt động tại 90 quốc gia và sẽ có sự cân bằng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với mức tăng trưởng mạnh. Về xi măng, tổng công suất của Tập đoàn Holcim khi chưa sáp nhập là 200 triệu tấn, sẽ nâng lên thành 250 triệu tấn. Đặc biệt, giá trị tài sản sau sáp nhập sẽ tên tới 40 tỷ euro và trước mắt sẽ mang tên Lafarge Holcim.
VIS.
Sau 2 tháng ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật toàn diện với Tập đoàn Holcim, cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy xi măng The Vissai Ninh Bình thuộc Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực về chuyên môn, và vận hành máy móc, thiết bị từ Tập đoàn Holcim.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2015, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai đã ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật toàn diện với Tập đoàn Holcim.
Đây là hợp đồng hợp tác kỹ thuật toàn diện nhằm nâng cao công suất sản xuất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ bí quyết công nghệ… để tạo ra sản phẩm xi măng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn EU và Mỹ, thân thiện với môi trường phục vụ cho thị trong nước cũng như xuất khẩu.
Với hợp đồng hợp tác toàn diện này, Tập đoàn Holcim với kinh nghiệm hơn 50 năm hoạt động trong ngành xi măng tại hơn 70 quốc gia sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, chia sẻ bí quyết công nghệ với các dây chuyền sản xuất của Tập đoàn Vissai, đảm bảo tiêu chuẩn ổn định, chất lượng cho sản phẩm xi măng.
Tập đoàn Holcim là một trong những đối tác lớn của Tập đoàn Vissai trong nhiều năm qua. Tại Việt Nam, Holcim Việt Nam hàng năm cung ứng sản lượng hơn 3,1 triệu tấn, và cung cấp bê tông tươi thương hiệu “Holcim Home Beton” cho riêng thị trường nhà dân dụng trong nước.
Theo báo cáo mới nhất ngày 25/5/2015 về tiến độ phối hợp triển khai Dự án giữa từ Tập đoàn Holcim, mặc dù qua một tháng khảo sát địa bàn thực tế, máy móc dây chuyền sản xuất xi măng tại The Vissai Ninh Bình vẫn còn tồn tại nhiều một số hạn chế về kỹ thuật, trang thiết bị cũng như năng lưc cán bộ, tuy nhiên, với sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia của Holcim, cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy đã chủ động và hợp tác giúp đẩy nhanh tiến độ dự án trong việc thu thập dữ liệu đánh giá và phân tích tình hình hoạt động sản xuất.
Cụ thể, toàn bộ nhân sự Nhà máy The Vissai Ninh Bình có thái độ cầu tiến cao chẳng hạn như việc nhiệt tình tham gia đầy đủ các lớp đào tạo hay sẳn sàng thử nghiệm thay đổi cách thực thi công việc.
“Sự phối hợp đầy thiện chí này là cơ sở quan trọng để quá trình hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật sau này được suôn sẻ và có kết quả tốt”, đại diện Tập đoàn Holcim chia sẻ.
Được biết, Nhà máy Xi măng The Vissai Ninh Bình gồm 2 dây chuyền sản xuất, với tổng công suất 3,6 triệu tấn xi măng/năm. Với việc tiếp nhận các kỹ thuật vận hành máy móc và sản xuất hiện đại trong ngành xi măng từ Tập đoàn Holcom, dự kiến, Nhà máy sẽ đạt được các chỉ tiêu thấp nhất về tiêu hao nguyên, nhiên liệu, đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững, sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm.
HY.
Sáng 17/5, UBND tỉnh có cuộc làm việc với Tập đoàn xi măng The vissai về việc đẩy nhanh tiến độ dự án xi măng Sông Lam. Đồng chí Huỳnh Thanh Điền – Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Tập đoàn xi măng The Vissai sau khi tiếp nhận dự án xi măng Đô lương vào ngày 26/12/2014 đã thành lập Công ty CP xi măng Sông Lam và thực hiện dự án nâng công suất từ 900 ngàn tấn/năm lên 4 triệu tấn/năm, đồng thời lập dự án đầu tư trạm nghiền xi măng và cảng quốc tế tại xã Nghi Thiết – Nghi Lộc với tổng mức đầu tư 12.600 tỷ đồng.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
![]() |
Đồng chí Huỳnh Thanh Điền – Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. |
![]() |
Lãnh đạo Tập đoàn xi măng The Vissai báo cáo quá trình thực hiện dự án |
![]() |
Lãnh đạo Quân khu 4 phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Thanh Điền – Phó chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận sự nỗ lực của chủ đầu tư, các cấp, ngành trong việc triển khai dự án. Đồng thời nhấn mạnh, đây là dự án quan trọng của tỉnh vì vậy những vướng mắc liên quan đến GPMB khu vực nhà máy, mỏ đá vôi, đường vận chuyển nguyên liệu, trạm nghiền xi măng và caảng chuyên dùng… tỉnh sẽ có phương án giải quyết kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ.
HV.
Ngày 18 tháng 5 năm 2015, Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Diễn và Công ty Cổ phần xi măng Sông Lam 2 tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ khoản vay thực hiện Dự án xi măng tại Anh Sơn, Nghệ An.
Theo hợp đồng tín dụng tài trợ khoản vay mà The Vissai cần bổ sung thêm để thực hiện Dự án xi măng 12/9 còn dở dang, BIDV cam kết tài trợ khoản kinh phí 100 tỷ VNĐ cho việc thanh toán tiền thi công Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam 2 với thời hạn 06 tháng đối với mỗi khoản tài trợ. Dự án xi măng Sông Lam 2 do Tập đoàn Xi măng The Vissai mua lại từ đầu năm 2015 từ Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Đây là Dự án đầu tư thay đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay, nâng công suất từ 90.000 tấn xi măng lên 600.000 tấn xi măng/năm, nhưng đang trong quá trình đầu tư đã bị dừng thi công vì thiếu vốn và đã được Tập đoàn The Vissai mua lại để hoàn thiện, đưa dự án sớm đi vào hoạt động. Việc The Vissai chấp thuận bỏ vốn hoàn thiện, tương lai cho Dự án Xi măng Dầu khí 12/9 sẽ không còn mờ mịt và ngành xi măng không phải lo ngại sẽ có thêm một dự án bị đắp chiếu, gây lãng phí, hao tốn tiền của và giảm bớt thiệt hại về kinh tế trong đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư, các đơn vị liên quan, cũng như địa phương. Với quy mô đầu tư và ý nghĩa xã hội rộng lớn, hiện tại dự án được đánh giá là công trình có ý nghĩa lớn ở Nghệ An, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội cho miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.
Tham gia tài trợ kinh phí cho dự án, BIDV tiếp tục khẳng định uy tín, sự vững mạnh về tài chính cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội của mình khi đóng góp vào sự phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo của khu vực miền Trung. Ngoài ra BIDV còn nhà cung cấp tài chính và dịch vụ ngân hàng cho nhiều Tập đoàn lớn của Nhà nước, với khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính cho các dự án lớn của Chính phủ.
VIS.
Chiều ngày 20-04-2015 tại trụ sở Tập đoàn Sinoma đã ký kết hợp đồng gói thầu số 2 Dự án phát điện nhiệt dư cho 5 dây truyền sản xuất xi măng của Vissai theo hình thức Thiết kế – cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng lắp đặt do Nhà thầu là Tập đoàn Sinoma Trung Quốc thi công.
Dự án nhà máy phát điện nhiệt dư do Tập đoàn xi măng The Vissai làm chủ đầu tư có quy mô công suất 20MW bao gồm 05 tổ máy công suất 4MW được xây dựng lắp đặt tại 05 dây truyển sản xuất xi măng của The Vissai.
Nhà máy phát điện nhiệt dư sử dụng công nghệ lò hơi, bằng việc tận dụng lại nguồn nhệt khí thải của nhà máy xi măng để phát lại điện. sau khi ký hợp đồng nhà máy sẽ dự kiến khởi công xây dựng vào quý II/2015 và dự kiến sẽ được đưa vào vận hành sử dụng sau 16 tháng thi công, với việc xây dựng đưa vào sử dụng nhà máy phát điện nhiệt dư này trong tương lai sẽ tiết kiệm điện năng tiêu thu cho tập đoàn, giảm tải cho điện lưới quốc gia và bảo việc môi trường.
VIS.
Công ty CP Xi măng Sông Lam 2 thuộc Tập đoàn xi măng The Vissai vừa có văn bản số 72/TB-XMSL2 thông báo về việc bán lại cổ phần cho Tập đoàn xi măng The Vissai (The Vissai).
Việc Tập đoàn xi măng The Vissai, chủ sở hữu mới của Xi măng Sông Lam 2 (Tiền thân là Xi măng Dầu khí 12/9) mua lại toàn bộ cổ phần từ các cổ đông Xi măng Sông Lam 2 là cần thiết, và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư thực hiện dự án trong giai đoạn mới.
Tập đoàn The Vissai đang nỗ lực hoàn thiện đầu tư Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 2 (trước đây là Xi măng Dầu khí 12/9).
Theo đó, The Vissai sẽ tiến hành triển khai các thủ tục mua lại cổ phần sở hữu của các cổ đông nhỏ, lẻ đang sở hữu cổ phần của Công ty CP Xi măng Dầu khí 12/9 trước đây nay là Công ty CP Xi măng Sông Lam 2.
100% số cổ phần hiện có của các cổ đông nhỏ, lẻ nói trên sẽ được The Vissai mua lại với trị giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân có cổ phần bán.
Các cổ đông có nguyện vọng bán cổ phần nộp đơn đăng ký tại phòng Tổ chức Hành chính Công ty CP Xi măng Sông Lam 2 bắt đầu từ ngày 8/4/2015.
Được biết, sau gần 2 năm phải tạm dừng thi công do chủ đầu tư cạn vốn, Dự án Xi măng Dầu khí 12/9 đóng tại Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã được Tập đoàn The Vissai bỏ vốn mua lại vào đầu năm 2015 và đổi tên thành Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam 2.
Dự kiến, để hoàn thiện Dự án đầu tư dở dang này, The Vissai sẽ phải đầu tư thêm 500 tỷ đồng. Công tác đầu tư hoàn thiện đang được Công ty CP Xi măng Sông Lam 2 triển khai gấp rút để trong quý 3/2015 đưa Nhà máy vào hoạt động.
Tập đoàn Công nghiệp Loesche GmbH (CHLB Đức) là đơn vị cung cấp thiết bị chính cho Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam (Nghệ An) do Tập đoàn Xi măng The Vissai làm chủ đầu tư.
Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam chính thức khởi công xây dựng từ đầu tháng 2/2015, đến thời điểm này, công tác đầu tư vẫn đang được chủ đầu tư và các nhà thầu đàm bảo về mặt tiến độ.
Để chuẩn bị cho công đoạn quan trọng là lắp đặt máy móc, thiết bị, , tại Nghệ An, Tập đoàn The Vissai đã ký kết hợp đồng xây dựng, lắp đặt, cung cấp thiết bị cho dự án nhà máy xi măng Sông Lam với các nhà thầu, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Loesche GmbH (CHLB Đức).
Cụ thể, Loesche GmbH đảm nhận cung cấp thiết bị cho Nhà máy, gồm: cung cấp hai máy nghiền liệu, mỗi máy có công suất 520tấn /giờ và hai máy nghiền clinker, mỗi máy có công suất 300tấn/giờ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Klaus Numsen, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Công nghiệp Loesche GmbH cho biết, Việt Nam là thị trường quan trọng của Loesche, và riêng với Vissai, Loesche đã có “thâm niên” đồng hành trong gần 10 năm phát triển, đó là lý do Loesche và Vissai tiếp tục hợp tác trong gói thầu cung cấp thiết bị lần này cho Dự án Xi măng Sông Lam.
“Với vai trò là nhà cung cấp thiết bị chính cho Dự án xi măng Sông Lam, với công suất giai đoạn 1 lên tới 4 triệu tấn, Tập đoàn Loesche cam kết cung cấp thiết bị có công nghệ tốt nhất, thể hiện ở tiêu chí: tiết kiệm năng lượng nhất, thân thiện môi trường, chất lượng cao, và quan trọng là đúng thời hạn cho Tập đoàn Vissai”, ông Klaus Numsen nhấn mạnh.
Cần phải nói thêm, Tập đoàn Công nghiệp Loesche có thâm niên hơn 100 năm sản xuất, thiết kế, chế tạo, lắp ráp toàn bộ cho từng máy móc đơn lẻ cho đến lắp đặt các trạm nghiền theo phương thức chìa khoá trao tay cho các ngành công nghiệp xi măng, điện, thép và đã thu được nhiều thành công từ các dự án trên khắp thế giới.
Loesche hiện nay cũng đã và đang thực hiện nhiều dự án/đơn hàng tại Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao, chứ không riêng gì dự án của Tập đoàn Vissai. Những khách hàng lớn đang sử dụng thiết bị của Loesche gồm Xi măng Nghi Sơn, Phúc Sơn, Cẩm Phả, Bút Sơn, Xi măng Bình Phước…
Ngoài việc chọn các nhà cung cấp thiết bị uy tín, chất lượng, đảm bảo để sản phẩm của Dự án Xi măng Sông Lam ra thị trường có chất lượng cao, cạnh tranh tốt, khộng chỉ hệ thống thiết bị nghiền mà toàn bộ thiết bị liên quan đến Nhà máy đều được Tập đoàn Vissai đặt từ các nhà cung cấp tại các nước châu Âu như Haver & Boecker, Aumund, Siemens AG…
Tập đoàn Xi măng The Vissai, chủ đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Sông Lam (trước đây là xi măng Đô Lương) khẳng định sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để đưa Dự án vào vận hành, ra sản phẩm sau thời gian muộn nhất sau 22 tháng xây dựng.
“Nếu quá trình đầu tư diễn ra suôn sẻ, nhờ các yếu tố được đảm bảo như: các nhà tài trợ vốn giải ngân sớm, thiết bị nhập khẩu về không vướng mắc, địa phương tạo điều kiện tối đa để xử lý vướng mắc nảy sinh trong quá trình xây dựng, thì Dự án có thể hoàn thành xong sớm hơn , chỉ khoảng 18 tháng”, ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn Xi măng The Vissai chia sẻ.
Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho rằng, với vai trò là nhà tài trợ tín dụng chính cho Dự án Xi măng Sông Lam, với khoản tín dụng lên tới 6.300 tỷ đồng, BIDV cam kết sẽ ký kết hợp đồng tài trợ chính thức để giải ngân sớm để chủ đầu tư thuận lợi trong việc triển khai xây dựng dự án.
Bên cạnh BIDV, một nhà tài trợ vốn khác là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng đồng ý cung cấp vốn để Vissai sớm hoàn thành Dự án.
Như vậy, tính đến thời điểm này, việc đầu tư cùng lúc 2 dây chuyền với tổng công suất 4 triệu sản phẩm/năm thuộc giai đoạn 1 của Dự án Xi măng Sông Lam, Tập đoàn Vissai đang là doanh nghiệp thực hiện đầu tư một Dự án có công suất lớn nhất trong ngành xi măng. Hơn thế, đã từng có kinh nghiệm trong việc xây dựng Nhà máy xi măng đầu tiên với công suất 1,2 triệu tấn chỉ trong vòng 11 tháng. Thêm vào đó là sự ủng hộ tài chính từ các Ngân hàng, UBND huyện Đô Lương, Tập đoàn Vissai có đủ tự tin để đưa Dự án hoàn thành và đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.
Điều quan trọng nữa, không chỉ dồn vốn cho riêng Xi măng Sông Lam, Tập đoàn Vissai cũng đang chuẩn bị thủ tục để khởi công xây dựng Dự án Cảng biển nước sâu, có khả năng đón tàu trọng tải 55.000 tấn tại Khu Kinh tế Đông Nam thuộc xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc. Cảng biển này đáp ứng kịp thời cho việc xuất khẩu sản phẩm từ Nhà máy Xi măng Sông Lam của Tập đoàn khi được đưa vào vận hành.
Thế Hoàng.