TIN NHANH

Mục tiêu phát triển

Căn cứ dự báo chiến lược phát triển, ngay từ năm 2005, Tập đoàn The Vissai đã xác định rõ mục tiêu phát triển:

  • Về sản phẩm xi măng:

+ Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có; tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án có công suất lớn, đảm bảo từ năm 2010 tất cả các nhà máy xi măng trong Tập đoàn đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ môi trường.
+ Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi măng dọc theo bờ biển ở khu vực Miền Trung và Miền Nam.
+ Đa dạng hoá chủng loại xi măng.
Đảm bảo thị phần xi măng tại Việt Nam của Tập đoàn giữ ở mức tối thiểu là 25%.
+ Sản xuất phổ biến xi măng mác PCB 30, PCB 40

.   + Sản xuất theo đơn đặt hàng xi măng mac PC 50

  • Về thiết bị:

Tận dụng tối đa năng lực thiết bị hiện có của Tập đoàn, kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, máy xây dựng … từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn vị ngoài Tập đoàn để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng VLXD để thay thế nhập khẩu.

  • Về sản xuất vật liệu xây dựng:

Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện có đặc biệt là sản phẩm vật liệu chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm VLXD mới theo chiến lược phát triển ngành VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  • Đầu tư về khoa học công nghệ:

Tập trung đầu tư để phát triển các hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ, hoạt động tư vấn thiết kế….từng bước tiến tới tự thiết kế các dây chuyền sản xuất xi măng.
Trên cơ sở các cơ sở đào tạo hiện có, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường đào tạo trong nước để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển của Tập đoàn và đào tạo cho nhu cầu của các đơn vị bên ngoài.

  • Về đầu tư tài chính

Triển khai mua cổ phần các công ty tài chính và quản lý quỹ, qua đó từng bước tham gia thị trường vốn và thị trường tiền tệ nhằm huy động vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn.

  • Về kinh doanh vận tải đường thuỷ:

Đến năm 2012 Công ty Vận tải thuỷ  thuộc tập đoàn sẽ có đội tàu khoảng 50 – 55     tàu trọng tải từ 1000  tấn đến 5000 tấn. Năng lực vận tải hàng hoá đường thuỷ và ven biển khoảng 8-10 triệu tấn hàng hoá /năm.

  • Về đầu tư dịch vụ thương mại du lịch và khách sạn:

Trong năm 2010 sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng khách sạn 4 sao The Vissai Hotel tại Ninh Bình

  • Về đầu tư kinh doanh Bất động sản và nhà ở:

Thành lập Công ty  kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và nhà ở trên cơ sở đó triển khai hàng loạt các dự án về BĐS và nhà ở trong toàn quốc.

  • Đầu tư phát triển công nghiệp dệt may:

Phát triển trên cơ sở nâng cấp 03 Nhà máy Dệt, May của Tập đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quan điểm phát triển.

  • Về đầu tư:

Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh quốc phòng, thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường thuỷ.

  • Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối đa năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực, giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế.

  • Về nguồn vốn:

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để có nguồn vốn đầu tư các dự án mới.
Về đa dạng hoá ngành nghề và phối hợp liên ngành.

Tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với các tập đoàn mạnh trong và ngoài nước để đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản xuất xi măng VLXD và cơ khí nhằm vươn ra thị trường thế giới. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, các khu chung cư,  dịch vụ phục vụ Du lịch.

Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp các trường đại học, viện nghiên cứu… để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng. Tạo sự gắn kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong cả nước để tăng cường và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng ngay vào sản xuất…

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Chiến lược sản phẩm.

  • Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của Tập đoàn, đồng thời phát triển một số mặt hàng dịch vụ như: vận tải, khai thác phụ gia, kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu… nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng VLXD mới phù hợp với qui hoạch, chiến lược phát triển VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Tận dụng năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các nhà máy xi măng trong Tập đo àn và các đơn vị liên doanh liên kết với Tập  đoàn, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để gia công, chế tạo vật tư phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất xi măng và VLXD.

Chiến lược đầu tư – công nghệ.

  • Đến cuối năm 2006 tất cả các nhà máy xi măng của Tập  đoàn đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đa dạng hoá sản phẩm xi măng, phổ cập sản xuất xi măng mác PCB 30, PCB 40 chất lượng cao, đồng thời huy động tối đa công suất của các nhà máy hiện có để đáp ứng nhu cầu xi măng của thị trường; Tiếp tục đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất số dây chuyền hiện có và các dây chuyền mới theo qui hoạch phát triển công nghiệp xây dựng xi măng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Đầu tư chiều sâu các cơ sở cơ khí hiện có với thiết bị và công nghệ hiện đại đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, từng bước thay thế nhập khẩu; hợp tác với các đơn bị trong nước tiến tới có thể tự chế tạo dây chuyền sản xuất xi măng có kết hợp với một phần nhập ngoại.

Chiến lược thị trường – cạnh tranh.

  • Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tập  đoàn phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xi măng một cách hợp lý, dần phù hợp với tổ chức sản xuất – tiêu thụ của các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ thống tiêu thụ xi măng, ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để sản phẩm xi măng của Tập đoàn đủ khả năng cạnh tranh với các loại xi măng khác, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần trọng tâm là trong nước và phấn đấu đưa dần xi măng xuất khẩu.
  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm xi măng với thương hiệu đã có uy tín cao trên thị trường.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn, nhân tố con người là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy cần tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật đủ mạnh, năng động, sáng tạo đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có bản lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm chủ công nghệ hiện đại, tiếp thu được công nghệ sản xuất tiên tiến; xây dựng được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để hội nhập với khu vực và thế giới.