Các giải pháp sẵn có để giảm phát thải từ quá trình sản xuất xi măng và clinker
Theo Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu (GCCA), lĩnh vực xây dựng sản sinh ra khoảng 2,5 tỷ tấn CO₂/năm với khả năng sẽ tăng lên 3,8 tỷ tấn/năm vào năm 2050 nếu không có những cố gắng giảm nhẹ CO₂ do nhu cầu bê tông ngày càng tăng. Xấp xỉ 60% lượng khí phát thải này có nguồn gốc từ quá trình khử carbon trong đá vôi với 40% lượng còn lại là từ quá trình đốt các nhiên liệu được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất clinker. Ngoài ra, tiêu thụ điện năng cũng gián tiếp góp phần vào lượng phát thải khí CO₂ khi không được tái tạo.
Chuỗi giá trị trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cả 5Cs (clinker, xi măng, bê tông, xây dựng và carbonat hóa) của Cembureau, có tiềm năng đáng kể trong việc khử giảm phát thải khí CO₂ phấn đấu hướng tới trung hòa carbon. Việc đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực chung từ tất cả các cổ đông lấy sản xuất clinker và xi măng làm trọng tâm.
Lộ trình ròng bằng 0 Net-Zero của GCCA. (Nguồn: Báo cáo Tiến độ ròng bằng 0 ngành Xi măng của GCCA)
Nâng cao hiệu suất nhà máy/cải thiện chất lượng clinker
Clinker chất lượng cao có thể giảm bớt hệ số clinker trong xi măng do đó giảm bớt lượng khí phát thải CO₂.
Tương tự, việc nâng cao chất lượng clinker có thể mang lại các mức khử giảm CO₂ đáng kể. Clinker có chất lượng tốt hơn có nghĩa là nhu cầu sử dụng ít hơn mà vẫn đạt được cường độ xi măng tương tự. Việc giảm 3% hệ số clinker trong kịch bản nhà máy tiêu chuẩn của FCT sẽ giảm lượng khí phát thải CO₂ đi khoảng 34.000 tấn/năm. Kết hợp điều này với việc tăng hiệu suất lên 3% mang lại tổng lượng khử giảm xấp xỉ 47.000 tấn/năm.
Vòi đốt Turbu Flex tiên tiến từ FCT cho tỷ lệ thay thế cao với AF. (Nguồn: FCT)
Sử dụng nhiên liệu thay thế
Điều này nghe có vẻ không đúng rằng việc sử dụng nhiên liệu thay thế (AF) sẽ giảm được lượng khí phát thải CO₂, vì quá trình đốt chúng cũng giải phóng ra CO₂. Nhưng điều này là thật, việc sử dụng AF ngăn ngừa việc tiêu thụ thêm nhiên liệu hóa thạch và lượng khí phát thải có liên quan. AF, thường là phụ phẩm của các ngành công nghiệp khác, có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu tổng lượng khí phát thải carbon. Bằng cách này, carbon từ AF một lần nữa được tái sử dụng sau các mục đích chính của chúng, thay vì sử dụng một nguồn carbon hoàn toàn mới lấy từ nhiên liệu hóa thạch.
Việc sử dụng AF là một công nghệ đã phát triển với các nhà máy ở Châu Âu có thể đạt tới 90% mức thay thế bằng AF dạng rắn và lên tới 100% khi xem xét đến hỗn hợp AF rắn và lỏng. Chi phí chuyển đổi một nhà máy sang mức thay thế cao thay đổi dựa trên các yếu tố như thiết kế nhà máy, thời gian lưu của thiết bị hiện có, chất lượng của AF mà có thể có nguồn gốc/được chuẩn bị và công nghệ của thiết bị đốt, cùng các yếu tố khác.
Đối với lò tiêu chuẩn nói đến trong bài viết này, việc tăng 10% mức tỷ lệ thay thế nhiệt khi thay thế than bằng RDF có thể giảm được lượng khí phát thải CO₂ khoảng 6.000 tấn/năm. Việc đạt được mức tỷ lệ thay thế 90% sẽ giảm được lượng khí phát thải xấp xỉ 51.000 tấn/năm. Đầu tư vào các nghiên cứu CFD đối với calciner và các hệ thống đốt tiên tiến như vòi đốt lò Turbu-FlexTM của FCT là các khoản đầu tư tương đối thấp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển đổi này.
Thay thế clinker bằng vật liệu kết dính phụ trợ
Nguyên liệu có các đặc tính kết dính khi được trộn lẫn với nước hoặc các nguyên liệu khác, được biết đến là vật liệu kết dính phụ trợ (SCMs), đã được sử dụng trong vài thập kỷ nay làm vật liệu thay thế clinker. Tro bay từ các nhà máy điện chạy bằng than, xỉ từ quá trình luyện kim và vật liệu puzolan tự nhiên là các ví dụ phổ biến của SCMs. Tuy nhiên, tính sẵn có của chúng đang giảm đi, thúc đẩy việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế, với đất sét nung đang là sự lựa chọn đáng chú ý đã được sử dụng trong xi măng hơn 40 năm qua ở một số quốc gia, ví dụ như Brazil.
Đất sét thô được sấy khô và nghiền mịn bên trái phía trên đất sét nung không có các kỹ thuật kiểm tra mầu sắc bên phải phía trên và đất sét nung có quy trình kiểm tra màu sắc được cấp bằng sáng chế của FCT bên dưới. (Nguồn: FCT)
Đối với lò tiêu chuẩn đề cập đến trong bài viết này, việc thay thế 40% clinker bằng đất sét nung có thể giảm được lượng khí phát thải khoảng 347.000 tấn/năm.
Sử dụng hydro
Xem khí hydro là một loại nhiên liệu không có carbon, thì nên cân nhắc ý tưởng khử giảm lượng khí phát thải CO₂. Cho đến nay, việc sử dụng hydro trong sản xuất xi măng đã bị hạn chế đến lượng rất nhỏ, trong phạm vi tỷ lệ phần trăm một con số, từ 0,2 – 3%. Hạn chế này nằm ở công đoạn sản xuất hơn là ở công đoạn đốt cháy, đặc biệt là khi xem xét đến việc sản xuất hydro thân thiện với môi trường.
Ngày nay, những lượng lớn (trên 99%) hydro sản xuất ra là từ quá trình tinh lọc khí tự nhiên mà giải phóng ra một lượng CO₂ đáng kể vào trong khí quyển. Nếu trường hợp này xảy ra, việc đốt khí tự nhiên trực tiếp trong lò có tác động môi trường thấp hơn. Hơn nữa, hydro vẫn đắt tiền hơn so với các nhiên liệu khác và không có sẵn rộng rãi cho ngành này, do vậy không phải là giải pháp lựa chọn khả thi lúc này cho sản xuất xi măng.
Nếu như hydro thân thiện với môi trường (ví dụ, khi được sản xuất thông qua quá trình điện phân nước sử dụng năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió) trở nên sẵn có với mức giá bán chấp nhận được trong tương lai, thì sẽ có một số thách thức khi sử dụng hydro trong sản xuất xi măng ở quy mô lớn. Điều này sẽ bao gồm cả độ phát xạ nhiệt của ngọn lửa bị giảm đi, lượng khí phát thải NOx và hạ tầng cơ sở phân phối tăng lên. Tuy nhiên, những rào cản này có ý nghĩa chỉ khi đạt được mức thay thế với \ hydro trên 50%. Đã có những khoản đầu tư quan trọng để khiến cho quá trình sản xuất hydro trở nên hợp lý hơn, với những lượng lớn hơn và sạch hơn. FCT đã viết một bài báo đầy đủ trên Tạp chí World Cement tháng 11/2022 bàn luận về những khía cạnh xung quanh việc sử dụng hydro trong các lò clinker.
Vòi đốt của FCT hiện được bàn giao cho sử dụng hydro, sẵn sàng cho bất cứ khi nào hydro xanh và hợp lý hơn có sẵn. Đối với lò tiêu chuẩn nói đến trong bài viết này, việc thay thế 50% than bằng hydro sẽ giảm được lượng khí phát thải CO₂ khoảng 29.000 tấn/năm.
Đốt nhiên liệu oxy
Đốt nhiên liệu oxy là một công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu lượng khí phát thải CO₂ trong ngành xi măng. Trong lò xi măng truyền thống, nhiên liệu được đốt trong không khí, mà có chứa khoảng 21% lượng khí oxy và 78% lượng khí nitơ. Khí nitơ trong không khí không đóng góp gì vào quá trình đốt và thay vào đó lại kết thúc trong khí thải, làm loãng hàm lượng CO₂. Mặt khác, việc đốt nhiên liệu oxy liên quan đến quá trình đốt nhiên liệu với khí oxy thuần khiết thay vì không khí, phần hồi lưu của CO₂ từ khí thải trở lại máy làm nguội. Phương pháp này tạo ra quá trình đốt hiệu quả hơn và mạnh hơn cũng như giảm được đáng kể lượng khí phát thải nitơ oxit (NOx). Trong khi quá trình đốt nhiên liệu oxy không giảm được lượng khí phát thải CO₂, nó không tạo ra khí thải giàu CO₂, làm cho nó trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn về chi phí để thu gom và tồn trữ hoặc sử dụng.
Quá trình đốt được thể hiện bằng bề mặt đẳng nhiệt được tô màu bởi phần mol CO trên cùng đốt nhiên liệu oxy dưới cùng đốt thông thường với khí. (Nguồn: FCT)
Vòi đốt FCT được thiết kế dành riêng cho vận hành dưới các điều kiện đốt nhiên liệu oxy với các điều chỉnh nhỏ.
Điện hóa xanh, CCUS và các giải pháp khác
Đã có một số sáng kiến trong lĩnh vực điện hóa trực tiếp và sử dụng các chất mang nhiệt để thay thế việc đốt cháy trong các quá trình thiêu kết clinker. Tuy nhiên, chúng vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai khi so sánh với các giải pháp thay thế đã bàn luận đến ở đây. Những thách thức chính là phải thiết lập các thiết bị tin cậy và các nguyên liệu có thể truyền 1450°C vào clinker, một nguồn năng lượng xanh tin cậy cho cả năm và một lượng lớn MW cần thiết cho quá trình thiêu kết clinker. Đối với quá trình đốt, ví dụ 100 MW có thể đạt được dễ dàng và không tốn kém, trong khi điện hóa xanh, ví dụ từ năng lượng mặt trời, sẽ yêu cầu vài km² các tấm pin mặt trời, một trạm điện và toàn bộ các hoạt động bảo trì liên quan tới thiết bị này.
So sánh giữa các công nghệ khác nhau về khử giảm lượng khí phát thải CO₂. (Nguồn: FCT)
- CCUS được nhận thấy là một công nghệ quan trọng giúp giảm bớt sự biến đổi khí hậu nhờ giảm thiểu lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính từ các nguồn phát điện và công nghiệp vào năm 2050. Các công trình công nghiệp với các công nghệ khác nhau đã sẵn sàng, tuy nhiên, chi phí cao, nhu cầu năng lượng và sự cần thiết có kinh nghiệm thực tế vẫn là những thách thức đáng kể đối với việc triển khai công nghệ này trên diện rộng lúc này. Việc tăng cường đầu tư vào công nghệ này có thể làm thay đổi tình thế trong những năm tới.Một số công nghệ khác, vẫn còn đang giai đoạn trứng nước, cần nghiên cứu, đầu tư và mở rộng quy mô thêm để có thể sử dụng trên quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, chủ đề này quá rộng để đề cập đến trong bài viết này.
Kết luận
Ngành Xi măng đang phải đối mặt với những vấn đề quan trọng trong việc khử giảm lượng khí phát thải CO₂, nhưng một số phương án đã có có thể đạt được các mức khử giảm đáng kể, mỗi phương án đều có những thách thức riêng, về chi phí và khả năng khử giảm CO₂.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng giải pháp để có thể trung hòa CO₂ chính là sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau.
Mỗi nhà máy hiện đang ở giai đoạn khác của quá trình khử carbon, mỗi nhà máy có những tình huống đặc biệt yêu cầu phải có các giải pháp tùy chỉnh. Ví dụ, sẽ không có ý nghĩa gì khi một nhà máy chỉ đầu tư vào việc đốt đất sét nung hoặc hydro, trong khi hiệu suất nhà máy và việc sử dụng AF chưa đạt được mức cao nhất.
Bằng cách nâng cao hiệu suất nhà máy sử dụng AF thay thế clinker bằng SCMs và khai thác khả năng sử dụng hydro, cùng với các tiến bộ và công nghệ mới ra đời, ngành này có thể hướng tới một tương lai bền vững.
- https://ximang.vn/chuyen-de-xi-mang/cac-giai-phap-san-co-de-giam-phat-thai-tu-qua-trinh-san-xuat-xi-mang-va-clinker-19517.htm
- Nguồn :ximang.vn