Tập đoàn Vissai là đối tác tin cậy của Holcim

Cập nhật: 27/05/2015

Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã đánh dấu mốc hơn 22 năm vào thị trường Việt Nam với hệ thống Nhà máy xi măng công suất 3,4 triệu tấn. Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Daniel Bach, Chủ tịch HDQT Holcim Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Holcim Khu vực Đông Nam Á cho rằng, trong bối cảnh của ngành xi măng hiện tại, Holcim chưa có ý định mở rộng công suất mà tập trung cho đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, Holcim đánh giá cao những đối tác lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Vissai, Vicem…

holcim3

Vissai

Holcim chính thức vào Việt Nam từ năm 1994, có 4 nhà máy và trạm trộn bê tông. Trong tương lai gần, Holcim có định đầu tư nâng công suất Nhà máy tại Việt Nam không?

Quan điểm của Tập đoàn tại thời điểm này là tập trung tốt cho việc hoạt động của các Nhà máy hiện có, để ngày càng hiệu quả hơn. Trong bối cảnh của ngành xi măng trong nước hiện giờ, năng lực rất lớn, các DN đã rất chật vật để tiêu thụ sản phẩm, thì mở rộng tại thời điểm này với Holcim là bài toán không khả thi. Tuy nhiên, Holcim sẽ đầu tư mạnh cho chiều sâu, và thể hiện đúng với cam kết khi vào Việt Nam là: Phát triển bền vững làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng 3 trụ cột: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.

Daniel Bach

Daniel Bach-Chủ tịch HDQT Holcim Việt Nam

Gần đây nhất, Holcim Việt Nam đã đầu tư những dự án mới nào, thể hiện cam kết phát triển xanh, thưa ông?

Chúng tôi đã khánh thành Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải, công suất 6,3 MW tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Với tổng vốn 18 triệu USD, Trạm có khả năng đáp ứng 25% nhu cầu điện năng cho toàn bộ Nhà máy Hòn Chông, tương đương với nhu cầu điện cho 1.830 hộ gia đình trong 1 năm. Cuối năm 2014, Holcim Việt Nam đã hoàn thành hệ thống công nghệ sản xuất Xanh mới liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để tạo nhiệt thay thế nhiên liệu đốt truyến thống với khoản vốn 10 triệu USD. Công nghệ này cho phép Holcim sử dụng các vật liệu thải (nguy hại và không nguy hại) từ nhiều ngành công nghiệp, nông nghiêp khác nhau như là một loại nhiên liệu để thay thế cho một phần nhiên liệu không thể tái tạo trong quá trình sản xuất xi măng, mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hơn 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm của nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về ngành xi măng Việt Nam tại thời điểm này?

Sau một thời gian dài giảm tiêu thụ, tôi nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước đang trên đà hồi phục và sẽ tăng trưởng trở lại cùng với sự hồi phục của kinh tế.

Tuy nhiên, là người trong ngành, tôi cũng thấy rằng, việc phát triển mạnh về công suất ngành xi măng thời gian qua khiến cho cạnh tranh giữa các DN rất khốc liệt. Dù các DN đã tìm đường xuất khẩu, nhưng rõ ràng là ngành xi măng Việt Nam đã phát triển quá nhanh, trong một thời gian ngắn so với nhu cầu. Nếu không, thị trường đã không chứng kiến không ít DN cạnh tranh tại nội địa bằng cách hạ giá xuống thấp. Các nước đang phát triển luôn chứng kiến các giai đoạn mang tính chu kỳ. Giai đoạn đầu tư ồ ạt theo sự phát triển của kinh tế, thì khi suy giảm kinh tế thì nhu cầu sẽ giảm và ngược lại, khi kinh tế hồi phục thì ngành xi măng cũng có cơ hội.

Không chỉ vào Việt Nam lập Nhà máy sản xuất, kinh doanh xi măng, Tập đoàn Holcim còn là đối tác nhập khẩu lớn của nhiều DN xi măng trong nước?

Đúng vậy. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn Holcim có quan hệ chủ yếu với 2 đối tác lớn tại Việt Nam, trước hết là Vicem, bởi đây là cổ đông nắm giữ 35% cổ phần của Holcim Việt Nam. Thứ 2 là Tập đoàn Xi măng The Vissai, đối tác cung cấp clinker rất lớn nhất về sản lượng để Holcim cung cấp cho các công ty con Philipiness. Cả 2 đối tác này đều có năng lực cung ứng hàng với số lượng lớn, chất lượng ổn định, và đương nhiên là giá cả cạnh tranh… Tất cả những yếu tố này làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi.

Năm 2014, Tập đoàn Holcim đã có 1 quyết định lớn là sáp nhập với Tập doàn Lafarge (Pháp) để thành lập công ty ximăng lớn nhất thế giới. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về thương vụ này?

Việc sáp nhập này tạo ra một Công ty Vật liệu xây dựng lớn nhất trên thế giới, hoạt động tại 90 quốc gia và sẽ có sự cân bằng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với mức tăng trưởng mạnh. Về xi măng, tổng công suất của Tập đoàn Holcim khi chưa sáp nhập là 200 triệu tấn, sẽ nâng lên thành 250 triệu tấn. Đặc biệt, giá trị tài sản sau sáp nhập sẽ tên tới 40 tỷ euro và trước mắt sẽ mang tên Lafarge Holcim.

Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã đánh dấu mốc hơn 22 năm vào thị trường Việt Nam với hệ thống Nhà máy xi măng công suất 3,4 triệu tấn. Trao đổi với Báo Đầu tư, ông Daniel Bach, Chủ tịch HDQT Holcim Việt Nam, kiêm Tổng giám đốc Holcim Khu vực Đông Nam Á cho rằng, trong bối cảnh của ngành xi măng hiện tại, Holcim chưa có ý định mở rộng công suất mà tập trung cho đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, Holcim đánh giá cao những đối tác lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Vissai, Vicem… Hải Yến thực hiện.

Holcim chính thức vào Việt Nam từ năm 1994, có 4 nhà máy và trạm trộn bê tông. Trong tương lai gần, Holcim có định đầu tư nâng công suất Nhà máy tại Việt Nam không?

Quan điểm của Tập đoàn tại thời điểm này là tập trung tốt cho việc hoạt động của các Nhà máy hiện có, để ngày càng hiệu quả hơn. Trong bối cảnh của ngành xi măng trong nước hiện giờ, năng lực rất lớn, các DN đã rất chật vật để tiêu thụ sản phẩm, thì mở rộng tại thời điểm này với Holcim là bài toán không khả thi. Tuy nhiên, Holcim sẽ đầu tư mạnh cho chiều sâu, và thể hiện đúng với cam kết khi vào Việt Nam là: Phát triển bền vững làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng 3 trụ cột: Kinh tế, Môi trường và Xã hội.

Gần đây nhất, Holcim Việt Nam đã đầu tư những dự án mới nào, thể hiện cam kết phát triển xanh, thưa ông?

Chúng tôi đã khánh thành Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải, công suất 6,3 MW tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Với tổng vốn 18 triệu USD, Trạm có khả năng đáp ứng 25% nhu cầu điện năng cho toàn bộ Nhà máy Hòn Chông, tương đương với nhu cầu điện cho 1.830 hộ gia đình trong 1 năm. Cuối năm 2014, Holcim Việt Nam đã hoàn thành hệ thống công nghệ sản xuất Xanh mới liên quan đến hoạt động đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để tạo nhiệt thay thế nhiên liệu đốt truyến thống với khoản vốn 10 triệu USD. Công nghệ này cho phép Holcim sử dụng các vật liệu thải (nguy hại và không nguy hại) từ nhiều ngành công nghiệp, nông nghiêp khác nhau như là một loại nhiên liệu để thay thế cho một phần nhiên liệu không thể tái tạo trong quá trình sản xuất xi măng, mà không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Hơn 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm của nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về ngành xi măng Việt Nam tại thời điểm này?

Sau một thời gian dài giảm tiêu thụ, tôi nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước đang trên đà hồi phục và sẽ tăng trưởng trở lại cùng với sự hồi phục của kinh tế.

Tuy nhiên, là người trong ngành, tôi cũng thấy rằng, việc phát triển mạnh về công suất ngành xi măng thời gian qua khiến cho cạnh tranh giữa các DN rất khốc liệt. Dù các DN đã tìm đường xuất khẩu, nhưng rõ ràng là ngành xi măng Việt Nam đã phát triển quá nhanh, trong một thời gian ngắn so với nhu cầu. Nếu không, thị trường đã không chứng kiến không ít DN cạnh tranh tại nội địa bằng cách hạ giá xuống thấp. Các nước đang phát triển luôn chứng kiến các giai đoạn mang tính chu kỳ. Giai đoạn đầu tư ồ ạt theo sự phát triển của kinh tế, thì khi suy giảm kinh tế thì nhu cầu sẽ giảm và ngược lại, khi kinh tế hồi phục thì ngành xi măng cũng có cơ hội.

Không chỉ vào Việt Nam lập Nhà máy sản xuất, kinh doanh xi măng, Tập đoàn Holcim còn là đối tác nhập khẩu lớn của nhiều DN xi măng trong nước?

Đúng vậy. Tính đến thời điểm này, Tập đoàn Holcim có quan hệ chủ yếu với 2 đối tác lớn tại Việt Nam, trước hết là Vicem, bởi đây là cổ đông nắm giữ 35% cổ phần của Holcim Việt Nam. Thứ 2 là Tập đoàn Xi măng The Vissai, đối tác cung cấp clinker rất lớn nhất về sản lượng để Holcim cung cấp cho các công ty con Philipiness. Cả 2 đối tác này đều có năng lực cung ứng hàng với số lượng lớn, chất lượng ổn định, và đương nhiên là giá cả cạnh tranh… Tất cả những yếu tố này làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi.

Năm 2014, Tập đoàn Holcim đã có 1 quyết định lớn là sáp nhập với Tập doàn Lafarge (Pháp) để thành lập công ty ximăng lớn nhất thế giới. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn về thương vụ này?

Việc sáp nhập này tạo ra một Công ty Vật liệu xây dựng lớn nhất trên thế giới, hoạt động tại 90 quốc gia và sẽ có sự cân bằng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với mức tăng trưởng mạnh. Về xi măng, tổng công suất của Tập đoàn Holcim khi chưa sáp nhập là 200 triệu tấn, sẽ nâng lên thành 250 triệu tấn. Đặc biệt, giá trị tài sản sau sáp nhập sẽ tên tới 40 tỷ euro và trước mắt sẽ mang tên Lafarge Holcim.

VIS.

Tác giả