Cuốn tiểu thuyết làm “điên đảo” châu Âu suốt 2 thế kỷ
Vào nửa cuối thế kỷ 18, một cuốn tiểu thuyết đã đi vào lịch sử văn học châu Âu bởi sức ảnh hưởng ngoài tưởng tượng của nó.
Năm 1774, Johann Wolfgang von Goethe xuất bản một cuốn sách gây tiếng vang là “The Sorrows of Young Werther” (Tạm dịch: Nỗi đau của chàng Werther). Tác phẩm này đã nhanh chóng được dịch ra mọi thứ ngôn ngữ ở châu Âu và “cơn sốt Werther” đã bao trùm khắp cả châu lục.
Trang bìa bản in đầu tiên cuốn Nỗi đau của chàng Werther
Cuốn sách là một câu truyện về Werther, một nghệ sĩ trẻ đã từ bỏ xã hội rối ren đang sống để chuyển về thị trấn nhỏ Warheimu ở Đức, nơi có phong cảnh rất đẹp, thiên nhiên hoang dã và kết giao với những người ở tầng lớp dưới . Ở đó Werther đã gặp một người con gái xinh đẹp tên là Lothéa và yêu cô. Lothéa không thể đón nhận tình cảm của anh bởi đã hứa hôn với một người khác. Điều này khiến Werther chìm đắm trong đau khổ và cuối cùng tự sát bằng khẩu súng lục mượn từ người chồng mới cưới của cô gái.
Cuốn sách đã đánh trúng tâm lý của độc giả trẻ thế kỉ 18. Ảnh hưởng của nhân vật này tới công chúng là rất lớn. Sau khi cuốn sách được xuất bản, giới trẻ ở châu Âu đua nhau mặc những chiếc áo khoác xanh, gi-lê vàng, giày ống gập, mũ phớt… giống nhân vật ưa thích của mình. Thuật ngữ “best-seller” được tạo ra để mô tả thành công cho cuốn sách. Không lâu sau khi xuất bản, cuốn sách liên tục bị in lậu, đạo văn và bắt chước. Nội dung câu chuyện còn được diễn lại trong các vở opera, kịch nói, ba-lê, văn thơ cùng các bản nhạc. Và có vẻ như chừng đó vẫn là chưa đủ với công chúng.
Chân dung Johann Wolfgang von Goethe, một trong những vĩ nhân của văn học thế giới
Bi kịch của chàng Werther đã gây lên một sơn sốt có hiệu ứng lan rộng và lâu dài trong công chúng châu Âu và khắp các châu lục.
Phan Hạnh
Theo KGN