Ông Tây 7 năm phấn đấu làm ‘thầy giáo Việt’

Cập nhật: 06/12/2013

Suốt hành trình 7 năm giảng dạy ở dải đất hình chữ S, Ian Kitching – Trưởng điều phối giáo viên Trung tâm Hội đồng Anh luôn nỗ lực trở thành người thầy Việt đúng nghĩa. Đó là thấu hiểu văn hóa học viên và coi trọng chất lượng giáo dục.

Sau những bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam cách đây 7 năm, Ian Kitching nhanh chóng hòa nhập văn hóa, tiếp thu và chắt lọc được nhiều kinh nghiệm quý trong công tác giảng dạy.  Để giúp người Việt Nam học tiếng Anh và phát triển kỹ năng Anh ngữ một cách tự nhiên, bản thân ông luôn tìm cách để tạo mối quan hệ thân thiện với người học để động viên và khuyến khích họ say mê học tập và học hiệu quả hơn.

Ian_the_British_Council_higher_solution.
Ian Kitching, Trưởng điều phối giáo viên Trung tâm Hội đồng Anh – Lê Quý Đôn, cử nhân đại học chuyên ngành quan hệ quốc tế, đạt chứng chỉ tiếng Anh – TESOL, CELTYL và DELTA; chứng chỉ huấn luyện giáo viên học TYLEC và DELTA. Ông có 12 năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại các quốc gia Bỉ, Tây Ban Nha và 7 năm tại Việt Nam

Tại Hội đồng Anh, Ian Kitching không đơn thuần đảm nhiệm vai trò một giáo viên giảng dạy tiếng Anh, mà còn nỗ lực để trở thành một người thầy am hiểu văn hóa Việt. Với ông, gắn kết với học viên để xây dựng mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là một phần công việc của mình. Đây là yếu tố giúp ông hỗ trợ tích cực học viên của mình đạt được kết quả mong muốn. Theo Ian Kitching, ở Việt Nam, người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội và các giáo viên nước ngoài cần hiểu rõ điều này để giảng dạy thật sự hiệu quả.

In_the_class_room_the_British_Council_or
Thầy Ian Kitching luôn tìm hiểu văn hóa Việt để hiểu tâm lý học viên, giúp họ phát triển kỹ năng tiếng Anh tốt hơn.

Với kinh nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn học viên Việt Nam đủ mọi lứa tuổi, Ian Kitching nhận thấy một trong những vấn đề khó khăn chung của người Việt khi học tiếng Anh là việc phát âm không chuẩn, vốn từ vựng ít nên khó có thể diễn đạt rõ ràng và đầy đủ ý kiến của mình. Chìa khoá để khắc phục các điểm yếu trên không phải là học thêm nhiều từ đơn như một số người lầm tưởng, mà phải là học cách sử dụng câu và sắp xếp các ý theo trình tự logic. Ông luôn khuyến khích học viên học cách phát âm của một câu hoàn chỉnh, thay vì phát âm từng chữ – điều này rất hữu ích cho việc phát triển khả năng phát âm chuẩn, đồng thời giúp làm giàu vốn từ vựng.

Ngoài ra, người Việt Nam thường đạt điểm thấp trong bài kiểm tra từ vựng, vì vậy, thầy Ian tập trung giúp học viên của mình nhận diện và ghi nhớ những câu thông dụng để nói và viết. Đây là hai kỹ năng tiên quyết đem lại những tiến bộ cơ bản và dễ thấy cho học viên. “Sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, chúng tôi đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý để thiết kế các khoá học đáp ứng tối đa mục đích học tập của học viên. Ví dụ như nội dung học tiếng Anh theo cách người Anh giúp học viên gia tăng cơ hội học tập tại nước ngoài hoặc thăng tiến trong công việc”, Ian Kitching chia sẻ.

Với Ian Kitching và tập thể giáo viên của Hội đồng Anh, để đạt được chất lượng cao trong giảng dạy, người thầy không những phải có chuyên môn cao thông qua các bằng cấp họ đã đạt được – CELTA, DELTA và CELTYL hoặc TYLEC, mà họ còn phải am hiểu văn hoá và có những kiến thức chung về học viên cũng như thấu hiểu điểm mạnh và yếu của từng người để có những phương pháp giảng dạy phù hợp. Để làm được điều này, giáo viên cần thường xuyên cùng nhau chia sẻ và cập nhật kiến thức về văn hóa để thấu hiểu được tâm lý của người học. Ngoài ra, họ còn được dự giờ và đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng cao trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Liên hệ để được tư vấn và tìm hiểu thêm về các chương trình ưu đãi của Hội đồng Anh: TP HCM: (08) 3823 2862; Hà Nội: (04) 3728 1922.

Ngọc Bích

Tác giả