Tập đoàn The Vissai tiên phong phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam

Đến năm 2023, xi măng xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển cần đáp ứng yêu cầu hàm lượng CO2 trong sản xuất xi măng ở mức thấp.

Khái niệm về Phát triển bền vững ngành Xi măng được biết đến lần đầu trên Thế giới vào năm 1999 và đã được xây dựng thành Chương trình hành động Phát triển bền vững, công bố vào ngày 03/07/2002. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng xây dựng chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, với quan điểm trọng tâm là: Phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng; áp dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Tập đoàn The Vissai tiên phong phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hình ảnh khuôn viên nhà máy – Công ty cổ phần Vissai Ninh Bình

Gần đây nhất, Hội thảo phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam đã được tổ chức vào giữa năm 2020, đã nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác, chuyển giao và áp dụng công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến của Cộng hòa Liên bang Đức nhằm phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam. 

Từ những ngày đầu xây dựng vào gần 20 năm trước, Tập đoàn Xi măng The Vissai, tiền thân là Công ty TNHH xi măng Vinakansai, đã luôn đặt trọng tâm Phát triển bền vững với Slogan được duy trì xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển là: Gắn kết để Phát triển bền vững. Các nhà máy trực thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai luôn áp dụng công nghệ và thiết bị hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản để cho ra các sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng đồng thời đảm bảo các yếu tố về môi trường và con người.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 quy định trong Quyết định số 1488/QĐ-TTg (năm 2011) rằng: “Các dự án xi măng đầu tư mới có công suất lò nung từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện”.

Tập đoàn The Vissai tiên phong phát triển bền vững ngành xi măng tại Việt Nam - Ảnh 2.

Công ty cổ phần xi măng Sông Lam

Theo định hướng đó, Tập đoàn xi măng The Vissai đã tiến hành ký kết dự án Zebra về tối ưu hóa hoạt động sản xuất xi măng với công ty LafargeHolcim Việt Nam (tiền thân là TNHH Holcim Việt Nam), từ đó áp dụng đồng thời cho các Nhà máy trực thuộc Tập đoàn (công ty CP Vissai Ninh Bình, Công ty VP Vissai Hà Nam, Công ty CP xi măng Đồng Bành, Công ty CP xi măng Sông Lam), công ty CP xi măng Sông Lam 2) nhằm đảm bảo mục tiêu tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tối đa phế thải công nghiệp, nông nghiệp làm nguyên nhiên liệu, phụ gia cho quá trình sản xuất, bảo vệ môi trường, giảm phát thải nhà kính.

Cho đến nay, 11 dây chuyền sản xuất của Tập đoàn Xi măng The Vissai đã áp dụng công nghệ tận dụng nhiệt dư khí thải đưa vào sản xuất, bên cạnh việc lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động nhằm kiểm soát thành phần ô nhiễm, khói bụi trong khí thải luôn ở mức cho phép. Với vai trò là đơn vị sản xuất xi măng có công suất lớn nhất trong khối doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đồng thời là công ty có khối lượng xuất khẩu xi măng đứng đầu, Tập đoàn Xi măng The Vissai luôn nêu cao quyết tâm phát triển ngành các sản phẩm vật liệu xây dựng “xanh”, chủ động đưa vào đóng gói bằng bao bì giấy nhập khẩu từ Công ty Billerudkorsnas Thụy Điển, điều chỉnh lượng CO2 trong sản xuất từ sớm. 

Tháng 8/2019, Tập đoàn Xi măng The Vissai là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công xuất khẩu xi măng sang thị trường có yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng khắt khe nhất Thế Giới là nước Mỹ. 

Thông qua việc theo sát và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng quốc tế, Tập đoàn xi măng The Vissai đã ứng dụng để tối ưu hóa các sản phẩm xi măng tiêu thụ nội địa với các thương hiệu The Vissai, Hocement và Sông Lam. Với những doanh nghiệp có mục tiêu Phát triển bền vững như Tập đoàn xi măng The Vissai, chúng ta có thể kỳ vọng 1 ngày không xa, mục tiêu chuyển màu của ngành xi măng Việt Nam từ “xám” thành “xanh” sẽ thành hiện thực.

Theo truyenhinhvov.vn

Tác giả

Bài viết liên quan